ÁP – XE LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Danh Mục Chính

ÁP – XE LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Ngày đăng : 15-03-2024 | Lượt xem : 107

Áp xe là một khối mủ hình thành ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể. Khi cơ thể bị nhiễm trùng, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động để chống lại vi khuẩn xâm nhập.

Các tế bào bạch cầu sẽ di chuyển đến khu vực bị nhiễm trùng và tiêu diệt vi khuẩn. Mủ được tạo thành từ các tế bào bạch cầu chết, phần còn lại của vi khuẩn, chất lỏng và các mô bị tổn thương.

 

4-10

Cần nhận biết Áp – xe sớm để không gây nguy hiểm đến sức khỏe

 

Nếu phản ứng viêm mạnh sẽ tạo ra nhiều mủ, dẫn đến hình thành một khoang chứa đầy mủ bên trong các mô bị tổn thương, gọi là mụn nhọt (kích thước nhỏ) hoặc áp xe (kích thước lớn).

 

Các bệnh Áp – xe da

 

Áp xe da là tình trạng phổ biến, thường phát triển dưới da và dễ điều trị. Có một số loại áp xe da thường gặp:

  • Áp xe da vùng nách xảy ra khi tuyến mồ hôi bị viêm nhiễm gây sưng đỏ. Nếu kéo dài có thể hình thành áp xe.
  • Áp xe da cạnh hậu môn trực tràng nằm ngay dưới da xung quanh vùng hậu môn hoặc trực tràng, ảnh hưởng đến vùng da xung quanh hậu môn.
  • Áp xe da vùng âm hộ thường xuất hiện ở môi lớn, do tuyến nang lông hoặc tuyến bartholin bị viêm nhiễm.

 

1-12

Áp – xe thường xuất hiện ở các vị trí trên và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào

 

Nguyên nhân gây bệnh áp xe

 

Bệnh áp xe thường xảy ra do nhiễm trùng hoặc các vật thể xâm nhập vào cơ thể. Khi lớp da bảo vệ bị tổn thương, vi khuẩn có thể xâm nhập qua các vết cắt hay dọc theo lỗ chân lông, dần hình thành mủ và gây ra áp xe.

Áp xe hình thành khi hệ thống miễn dịch cố gắng loại bỏ vi khuẩn xâm nhập bằng phản ứng viêm. Ngoài ra, sự tắc nghẽn mồ hôi, dầu nhờn, sữa… hoặc nang lông, u nang sẵn có cũng có thể dẫn đến áp xe.

 

2-12

Nhận biết nguyên nhân bị Áp – xe giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn

 

Khi áp xe phát triển, phần trung tâm sẽ lỏng ra chứa các tế bào chết, vi khuẩn và mảnh vụn. Khu vực áp xe bắt đầu phình to, tạo áp lực dưới da và khiến các mô xung quanh bị viêm, gây đau.

Người có hệ miễn dịch suy giảm thường dễ mắc áp xe nhất. Khi cơ thể kém khả năng chống nhiễm trùng, những người có các dấu hiệu sau có nguy cơ cao bị áp xe:

  • Béo phì
  • Đái tháo đường
  • Bệnh da liễu hoặc viêm như chàm
  • Dùng thuốc steroid kéo dài
  • Hóa trị
  • Ung thư
  • AIDS
  • Bệnh hồng cầu hình liềm
  • Rối loạn mạch máu ngoại vi
  • Bệnh Crohn
  • Viêm loét đại tràng
  • Bỏng nặng
  • Chấn thương nặng
  • Nghiện rượu hoặc lạm dụng thuốc

 

Dấu hiệu áp xe

 

Áp xe thường có các dấu hiệu như sau:

  • Vùng da bị áp xe sưng phồng lên, có màu đỏ rõ ràng dưới da.
  • Phần da ở giữa vùng áp xe mỏng và có màu vàng hoặc trắng do có mủ tích tụ ngay dưới bề mặt da. Khi sờ vào, vùng da này cảm giác mềm và ấm.
  • Người bị áp xe thường cảm thấy đau đớn, sốt và ớn lạnh.

 

Biến chứng

 

Áp xe nếu không được điều trị kịp thời sẽ trở nên tồi tệ hơn. Kích thước áp xe sẽ lớn dần, gây đau đớn nhiều hơn và lan rộng ra các mô xung quanh.

Áp xe cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng toàn thân, nguy hiểm đến tính mạng; nhiễm trùng máu; áp xe da lan rộng; hoại tử da và các mô xung quanh; nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn MRSA hay tụ cầu vàng kháng methicillin; sốt, sưng hạch bạch huyết; nhiễm trùng máu; viêm nội mạc tim; nhiễm trùng xương cấp tính hoặc viêm tủy xương.

 

Cách điều trị

 

Những áp xe nhỏ dưới 1cm hoặc 0,5 inch có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh bôi.

Mặc dù áp xe có thể tự thoát mủ, bệnh nhân không nên tự nặn mủ ra. Nếu làm như vậy, vi khuẩn sẽ dễ dàng lây lan hoặc xâm nhập sâu hơn.

Đồng thời, không nên dùng kim hoặc vật sắc nhọn đâm vào áp xe, gây tổn thương mạch máu và khiến nhiễm trùng lan rộng.

 

3-12

Những áp – xe nhỏ có thể tự xử lý theo hướng dẫn, đối với áp – xe lớn hoặc xuất hiện các dấu hiệu bên dưới bạn cần đến gặp Bác sĩ để đảm bảo an toàn

 

Đối với áp xe nặng cần điều trị tại cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật dẫn lưu như sau:

  • Gây tê vùng da xung quanh áp xe.
  • Sát trùng và đặt khăn vô trùng.
  • Cắt rạch ổ áp xe, dẫn lưu triệt để mủ.
  • Băng bó vết thương sau khi lưu thoát hết dịch.
  • Kê đơn kháng sinh điều trị nhiễm trùng mủ.

Sau phẫu thuật, hầu hết bệnh nhân cảm thấy khá hơn. Nếu còn đau, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và kháng sinh dùng trong 1-2 ngày.

Sau 2 ngày, dịch tiết giảm hoặc không còn, vết thương lành trong 10-14 ngày.

Bệnh nhân cần báo ngay bác sĩ nếu xuất hiện các dấu hiệu:

  • Còn dịch sót lại trong áp xe.
  • Vết thương bị thủng do vết xước, côn trùng cắn.
  • Đang dùng thuốc steroid hoặc hóa trị.

 

Áp xe là tình trạng bệnh thường xảy ra trên nhiều bộ phận cơ thể.

Nếu người bệnh không được điều trị sớm, áp xe phát triển nặng hơn, xuất hiện mủ, gây đau đớn.

Thông qua bài này, mong rằng người bệnh hiểu hơn về áp xe cũng như biết cách điều trị và phòng ngừa bệnh.

 

Trên đời có hai thứ rực rỡ và tuyệt vời nhất.

Một là ánh sáng mặt trời, hai là dáng vẻ hạnh phúc và tự tin khi biết yêu lấy chính mình của bạn.

—————————–

SELF-LOVE the start of a romantic love.

Duy Trường Phát Group

Website: https://duytruongphatco.com/

Liên hệ: 0939561398

Địa chỉ: 1046 Âu Cơ, Phường 14, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

DỊCH VỤ CHO DA MỤN GIÁ GỐC GIÁ ƯU ĐÃI BOOKING
Peel nông 3,000,000 1,900,000 Đặt lịch
Peel sâu 5,000,000 3,000,000 Đặt lịch
Nặn mụn 399,000 99,000 Đặt lịch
Scarfit Repair Meso (dành cho da sẹo mụn) 5,000,000 3,000,000 Đặt lịch
Tách đáy sẹo 1,000,000 500,000 Đặt lịch
Lăn kim 5,000,000 3,000,000 Đặt lịch